XtGem Forum catalog
Gvn
HOMEUpload Góp ý cho wap
Xin chào :Mozilla/5.0
Bệnh thường gặp ở chim gáy và
cách phòng trừ.

1. Bệnh đau mắt: Chim gáy thường hay bị bệnh đau
mắt vào lúc thời tiết mưa ẩm nhiều như
tháng 7-8 ÂL hoặc dịp đầu mùa
xuân trươc tiết Thanh Minh. Nếu kết
hợp giữa mưa ẩm kéo dài + với nắng
nóng như tháng 7-8 ÂL thì bệnh rất dễ trở nên nặng. Triệu chứng: mắt chim bị đau nên hay chảy nước mắt, chim hay
dụi mắt vào hai bên bờ vai cánh
nên thấy lông ở hai bên vai
cánh chim ướt và vón lại. Nếu chim
bị nặng, dụi nhiều có thể sưng cả hai
mí mắt lên. Bệnh đau mắt thường không dẫn tới
làm chết chim, nhưng nếu bị nặng
chim bỏ ăn và cũng có thể dẫn tới
chết. Mọi người thường cho rằng đau mắt
nặng đến nỗi chim đi ngoài ra phân
xanh là chim không chữa được nữa rồi. Theo tôi thì không phải là
chim đau mắt rồi đi ngoài ra phân
xanh, mà chim đau mắt quá nặng
nên thị lực kém không nhìn thấy
thóc mà ăn nữa nên đói quá và đi
ra phân xanh mà thôi. (Chim chết là do đói quá) Phòng bệnh: chăm sóc chim thật tốt, vệ sinh lồng nuôi, tắm nắng để
diệt các loại mầm bệnh, cho chim sử
dụng chế độ dinh dưỡng đều đặn đủ lượng và
chất, bổ sung vi ta min thường
xuyên theo định kì: Vitamin B1
khoảng 30-45 ngày một lần, VitaminA thì 4-6 tháng một lần,
cho chim bổ sung sỏi đầy đủ vào
trong ống tiêu hoá (dạ dày cơ) để hỗ
trợ việc nghiền nát thức ăn hạt, bổ
sung đầy đủ khoáng chất cho chim.
Tránh treo lồng chim ở nơi nắng nóng, gió lùa, mưa ướt mà nên
treo nơi kín gió, thoáng khí.
Làm đwocj như thế sẽ giúp chim
luôn khoẻ mạnh mà không loại
bệnh tật nào hại được chim. Chữa bệnh: - Thuốc tây: Nếu phát hiện sớm,
chim bị nhẹ thì có thể dùng mình
loại dung dịch thuốc nhỏ mắt Natri
clorid 0,9% dùng cho người để nhỏ
(rỏ) vào mắt cho chim bằng cách
dung một bơm tiêm sạch, để chim đứng yên trong lồng rồi bơm thuốc
vào mắt cho chim ngày 3-4 lần.
Nếu nặng hơn thì dùng kết hợp với một
loại dung dịch thuốc chữa đau mắt
khác của người cho chim nữa là ổn.
- Thuốc nam: có người dùng lá niền niệt để chữa đau mắt cho chim
bằng cách ve tròn vài lá niền niệt
rồi nhét cho chim nuốt cũng khỏi
bệnh, tuy nhiên cách này mình
cũng mới chỉ nghe kể lại còn mình
chưa phải dùng bao giờ. Đàn chim nhà mình do có sự
chăm sóc tốt nên luôn có sức đề
kháng tốt và ít khi bị bệnh. Thế mới
biết các cụ dạy cấm có bao giờ sai:
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" các
bác nhỉ! Nếu chăm sóc không tốt, chim gáy cứ bị đau mắt thì rõ
ràng phong độ giảm, chim tụt lửa có
thể không gáy hoặc gáy không
sung như cũ nữa. 2. Bệnh đậu ở chim gáy: Nguyên nhân: Do một loại vi rut
gây bệnh.
Triệu chứng: chim thường bị một
chủng vi rut gây nên một số nhọt
xung quanh vùng mặt như mỏ,
đầu, mắt,... khi mới bị nhọt thường xưng rất to, gây cảm giác khó
chịu, chim kém ăn và xuống sức
trông thấy, chim trống không
gáy,...sau này nhọt tự vỡ và kén
(trông giống như đậu phụ, màu
trắng) có thể tự rơi ra ngoài. Cách phòng: Chim thường bị bệnh
vào lúc giao mùa, nếu nắng
nóng kéo dài, độ ẩm cao nữa lại gặp
lúc sức đề kháng của chim giảm thì
chim sẽ rất dễ mắc bệnh, bệnh này
có thể lây lan từ các nguồn lây bệnh như gà bệnh, chim gáy
bệnh, chim bồ câu nhà bị bệnh
nên lưu ý là những lồng chim nuôi
mà đã có chim mắc bệnh cần phải
có công tác tiêu độc, vệ sinh cẩn
thận (Tôi thường bỏ các lồng này không dùng nuôi chim nữa, nếu
là lồng đẹp các bác có thể gác
giàn bếp xông mù hóng, xông
khói vài năm rồi mới dùng,...), lưu
ý là không cho các loài chim,
gia cầm có mầm bệnh tiếp xúc với chim gáy của ta nuôi để tránh lây
lan.
- Chăm sóc chim gáy khoa học
nhằm làm tăng sức đề kháng của
chim cũng giúp cho việc phòng
chống bệnh rất có hiệu quả. Cách điều trị:
- Vì tác nhân gây bệnh là virut
nên không nên dùng kháng
sinh, kháng sinh ít có loại nào
mà trị được virut thì phải, mà dùng
virut để chống bội nhiễm (các loại vi khuẩn cơ hội nhân lúc chim bị đậu,
sức đề kháng yếu xâm nhập mà
thôi)
- Lưu ý cho chim ăn uống đủ chất, ăn
thêm vừng, lạc,... những thứ mà
ngày thường chim thích ăn, nếu chim không ăn được thì cần phải đút
cho chim ăn một cách nhẹ
nhàng.
- Nên treo lồng nơi mát mẻ, yên
tĩnh, thoáng khí tránh gió lùa,
mưa sa, nắng nóng. Cho thêm vào coong nước của
chim một chút Vitamin C,
VitaminB1,.... nhắm tăng cường sức đề
kháng cho chim gáy.
* Điều trị theo kinh nghiệm dân
gian: - Bắt lấy một vài con giun đất trong
ruộng lúa nước. Ở chân đất tốt loài
giun nước này thường hay đùn
những mùn của nó quanh gốc
cây lúa (he he nhìn trước, nhìn
sau không thấy ai bác nhổ đại một gốc lúa lên mà tìm, kiểu gì cũng
túm được một vài chú), rửa sạch,
nghiền nhỏ rồi dùng thứ thuốc đó bôi
vào chỗ nhọt mà các bác đã nặn
kén (đậu) đi rồi, đảm bảo sau hai hôm
sẽ khỏi ngay. Điều trị bằng cách này, chắc có
bác sẽ thắc mắc : " Ôi giời! Chuông
khánh còn chẳng ăn ai, huống là
mảnh chỉnh ném ngoài bụi tre".
he he nhưng bài thuốc này rất
hiệu quả đấy! Thưa các bác! có những bệnh do
virut gây nên ở người cũng chữa được
bằng thuốc Nam đấy, như Sốt xuất
huyết chẳng hạn, như viêm gan
B,C,A,... gì gì đó, người dân tộc
thiểu số có những bài thuốc chữa được đấy nhưng phải phát hiện sớm kia.
Có người chữa thuốc bệnh viện xong
vẫn ++ tính, uống thuốc của họ một
thời gian đi xét nghiệm 3 lần đều âm
tính vậy, và hiện nay đã hơn 10
năm rồi vẫn khoẻ mạnh bình thường vậy. Theo suy nghĩ của tôi thì
những thứ thuốc nam không có
tác dụng diệt vi rút mà là thải trừ
hết vi rút ra khỏi cơ thể chúng ta
vậy! 3-Bệnh Ngưỡng Thiên
( Ngoái Thiên ) Bàn về việc chim gáy bị ngoái
thiên (ngưỡng thiên) thì có thể tạm
chia ra hai trường hợp!
Trưòng hợp 1: chim gáy bị bệnh
mà dẫn tới việc bị ảnh hưởng thần kinh
nên sinh ra vậy! Ví dụ: chim bị nhiễm vi rút gây nên bệnh Niêu-
cát - xơn, do vi rút này tiết ra
một loại độc lực làm huỷ hoại thần kinh
của chim gáy,nên hệ thần kinh
trung ương của chim gáy bị tổn
thương dẫn tới bị bệnh ngoái thiên và các triệu chứng thần kinh
khác (ta tạm gọi là để lại di chứng thần
kinh!). Trwongf hợp này do hệ
thần kinh bị tổn thương nên rất khó
bình phục như ban đầu.
Trường hợp hai: do tố chất của chính chú chim gáy (theo kinh
nghiệm của tôi thì thường là những
chú chim gáy mà khi ở rừng mà
lúc đấu với chim mồi hoặc chim khád
có hành vi bay vút lên cao rồi
buồm (dang cánh) về cây đấu thì thường hay bị bệnh này. Thêm
nữa gặp người nuối chưa có kinh
nghiệm, cho vào lồng quá rộng,
lại sáng ở trên nóc (đỉnh) lồng, sau
nhiều lần ngửa cổ tìm đường ra khỏi lồng
khi tiếp xúc với người mà sinh ra tật. Trường hợp này chữa được nếu phát
hiện sớm thì nhanh khỏi. Cách
chữa trị có dịp tôi đã chia sẻ với các
bác rồi đó! đại ý là nhốt lông thấp
(kiểu lồng các bác trong Miền
Nam hay nuôi mồi đất, rồi dùng áo lồng phủ phần đỉnh lồng và treo thấp
ngang tầm ngực người lớn, phía đối
diện với người nên bỏ trống áo lồng
và treo chỗ thoáng, chim thấy
ngưới sẽ tím cách chui ra chứ
không ngoái nữa! Kết hợp với việc nuôi tốt bằng chăm tắm nắng, hạ thổ,
B1, thóc tốt (đều) tuần định kì cho ăn
lạc hoặc vừng một lần bổ sung,...
Nên phòng bệnh hơn là chữa, nếu
không may chim bị tật này thì
chữa như trên hiệu quả chữa bệnh rất cao!

( Nguồn: sưu tầm )
[ Trang chủ cu gáy ]

+ THỐNG KÊ TRUY CẬP


U-ON
c